Tôi xin nhấn mạnh rằng, trong bán hàng, ý định sẽ quyết định tất cả. Bằng việc dùng từ ý định, tôi muốn nói đến mục đích. Ý định của bạn tức là trạng thái tâm trí của bạn ở thời điểm bắt đầu một hành động – bạn bắt tâm trí tập trung vào một mục tiêu cụ thể. Mở rộng ra, ý định là kế hoạch làm một việc gì đó, hay một chuỗi hành động mà bạn có kế hoạch phải thực hiện.

Nếu ý định là trạng thái tâm trí của bạn lúc bạn đang thực hiện một hành động, vậy thì ý định của bạn là gì khi bạn đối thoại với một khách hàng hay một khách hàng tiềm năng? Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong việc bán hàng của bạn.

Vậy khi bạn nghĩ về ý định, hãy tự hỏi mình hai điều:

Nhà tư vấn Solana Beach và tác giả Brian Tracy từng nói: “Thứ đầu tiên bạn nên mang đến cho tâm trí mình là mục đích. Khách hàng sẽ đáp lại năng lượng và sự nhiệt tình được tạo ra bởi ý nghĩa của mục đích đó.”(1)

Nói một cách đơn giản, nếu ý định hay mục đích của tôi là bán hàng cho bạn, tôi là người vì-mình. Nếu ý định của tôi là dạy cho bạn, hoặc tìm ra những gì bạn muốn và giúp bạn có được chúng, thì tôi là người vì-người-khác.

Khi bạn bán hàng dựa trên định nghĩa bán hàng theo cách quan tâm đến người khác, thì cách hành xử của bạn sẽ là phải tìm hiểu hoàn cảnh trước khi chào hàng hay giới thiệu.

Bạn có khuynh hướng chuẩn bị cẩn thận hơn trong việc trao đổi với khách hàng, cũng như đảm bảo chắc chắn bạn hiểu và biết đặt những câu hỏi về họ, về hoạt động kinh doanh của họ, về đối thủ, về tình hình kinh doanh của đối thủ… trước khi bắt đầu gợi ý tại sao và bằng cách nào mà sản phẩm và dịch vụ của bạn là phù hợp nhất.

Định đúng sẽ mở rộng tâm trí, ý định sai sẽ làm nó khép lại. Nếu bạn tiếp cận một tình huống với một ý định không đúng, nó sẽ bị “lộ mặt” ngay tức khắc. Người ta đã quá quen với hình mẫu người bán hàng “chỉ biết mình”, hoặc luôn thôi thúc bán cho được hàng với tần suất ngày càng cao.

Cho nên người mua sẽ sẵn sàng phớt lờ hoặc tránh xa khi thấy dấu hiệu của phương pháp bán hàng cứng nhắc. Còn nếu bạn tiếp cận một tình huống với ý định trong sáng, dù có thể bước đầu sẽ không dễ dàng chuyển tải ý định đó một cách ngắn gọn, thì kết quả sẽ không như vậy.

Đối với khách hàng, để hiểu và cảm nhận được ý định tốt của người bán, họ phải lắng nghe, đặt câu hỏi, và đánh giá cách người bán tiếp cận họ, tiếp cận tình trạng của họ. Khách hàng có khuynh hướng sẽ tham gia vào cuộc chuyện trò với bạn và có những đối thoại có ý nghĩa một khi họ cảm nhận được ý định của bạn là trong sáng.

8 Quy luật bán hàng

Để trở thành một người bán hàng giỏi, tôi nghĩ rằng mỗi ngày bạn nên học và hành động theo Tám Quy Luật Của Ý Định Bán Hàng:

  1. Tôi có ý định tạo sự đồng cảm, để nhìn rõ sự việc theo cách nhìn của khách hàng.
  2. Tôi có ý định tập trung vào khách hàng chứ không phải vào mình.
  3. Tôi có ý định tìm những người thực sự muốn những thứ tôi đang chào bán.
  4. Tôi có ý định thể hiện mình khác biệt, độc đáo, và thật chuyên nghiệp.
  5. Tôi có ý định nắm vững những kiến thức cần thiết để được xem là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
  6. Tôi có ý định chuẩn bị cho các cuộc ghé thăm, không chỉ vì nó quan trọng đối với tôi, mà còn vì quan trọng đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
  7. Tôi có ý định sử dụng từ ngữ cũng như tìm những ngôn từ phù hợp với khách hàng đồng thời có tính thuyết phục.
  8. Tôi có ý định xem trọng những gì đến từ bên trong, vì tôi ý thức rằng chính tôi phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động của mình gây ra.

Lợi ích khi áp dụng các quy luật bán hàng

  1. Tạo niềm tin và lòng tin của khách hàng: Khi bạn tuân thủ các quy tắc bán hàng, bạn sẽ tạo được niềm tin và lòng tin của khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng khách hàng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và cũng giúp tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  2. Tăng doanh số: Khi bạn áp dụng các quy tắc bán hàng, bạn có thể giúp tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Khi khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ có xu hướng mua nhiều sản phẩm hơn và tạo ra doanh số bán hàng tăng cao hơn.
  3. Tăng lợi nhuận: Khi doanh số tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo. Điều này có nghĩa là bạn có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách tuân thủ các quy tắc bán hàng.
  4. Tạo dư địa tăng trưởng: Khi bạn tuân thủ các quy tắc bán hàng, bạn có thể tạo ra dư địa tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình. Điều này có thể đưa đến việc mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tạo ra cơ hội để tăng trưởng và mở rộng doanh nghiệp của bạn.
  5. Giữ chân khách hàng: Khi bạn tuân thủ các quy tắc bán hàng, bạn giữ chân được khách hàng hiện tại của mình. Điều này có thể giúp giữ khách hàng quay lại và mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong tương lai.
  6. Tạo ảnh hưởng tích cực: Khi bạn tuân thủ các quy tắc bán hàng, bạn có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp của mình. Điều này có thể giúp tăng tiếng vang của thương hiệu, thu hút thêm khách hàng mới và tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng.